Giờ hoạt động

T2-T6: 7.00 AM – 5.00 PM
T7-CN: Trường nghỉ

Tương tác với nhà trường

menu
Close
Loading...

15 thói quen giúp Ba mẹ nuôi dạy trẻ làm người có trách nhiệm

Tất cả chúng ta đều muốn nuôi dạy những đứa trẻ có làm người trách nhiệm. Và tất cả chúng ta đều muốn sống trong một thế giới mà những người khác cũng được dạy rằng sống là phải có trách nhiệm, một thế giới mà người lớn không giũ sạch trách nhiệm công dân của mình. Trong những ngã rẽ của cuộc đời, có thể con cái chúng ta sẽ có những lựa chọn của riêng bản thân và có khi có những tác động lên đến tầm thế giới, các con có thể làm nên những điều lớn lao hơn ba mẹ của chúng rất nhiều, vậy làm thế nào để chúng ta nuôi dạy con hiểu trách nhiệm của mình về những điều này?

Ba mẹ hãy bắt đầu bằng cách xem trách nhiệm là một điều gì đó vui vẻ đối với con mình, chứ đừng bao giờ nghĩ đó là một gánh nặng.

Tất cả trẻ em đều muốn thấy mình là người “có khả năng đáp ứng” – tức là con muốn thấy bản thân mình mạnh mẽ và đáp ứng được những gì cần phải làm để hoàn thành công việc. Không phải chỉ trẻ em mà người lớn cũng cần điều này vì lòng tự trọng của bản thân mình, và để cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa.

Vì vậy, ba mẹ không thực sự cần phải dạy con cách quản lý bản thân sao cho có trách nhiệm; ba mẹ chỉ cần dạy con rằng con có khả năng đóng góp tích cực và giúp con hiểu được đóng góp này rồi sẽ liên quan đến con một theo một cách nào đó nên bản thân con sẽ muốn làm như vậy.

Nếu ba mẹ tập trung vào việc giúp con tự chủ cuộc sống của mình và hỗ trợ con học từng kỹ năng mới, thì con sẽ dần dần muốn nhận từng trách nhiệm mới. Tới lúc này thì ba mẹ không cần phải bắt con chịu trách nhiệm nữa, con đã có động lực để tự chịu trách nhiệm về chính mình. Đó là một sự thay đổi tinh tế, tuy nhỏ nhưng nó tạo ra tất cả sự khác biệt trên thế giới. Điểm mấu chốt ở đây là trẻ em sẽ phải chịu trách nhiệm ở mức độ thích hợp mà chúng ta hỗ trợ con ở chính cái mức đó.

Dưới đây là 15 chiến lược cần được thực hiện hàng ngày để tăng tinh thần trách nhiệm của bản thân ở con.

1. Hãy nuôi dạy con với mong muốn chúng ta sẽ luôn tự dọn dẹp đống bừa bộn của mình.

Nếu ba mẹ muốn con học gì đó, thì ba mẹ hãy bắt đầu đơn giản bằng cách vẫn giúp con cho đến khi con làm được. Con sẽ học nhanh hơn nếu ba mẹ vẫn vui vẻ, tử tế với con và đừng để lộ vẻ lo lắng về việc sữa bị đổ ra bàn hoặc màu vẽ bị lem lên tường nhé.

Hãy khuyến khích con giúp đỡ bằng cách đưa cho con một miếng bọt biển khi ba mẹ cũng tự lấy một miếng, ngay cả khi ba mẹ tự xử lý việc đó dễ dàng thì vẫn nên để con giúp. Miễn là ba mẹ không phán xét về điều đó, để con không phải có cảm giác phòng vệ thì con sẽ vẫn muốn giúp ba mẹ dọn dẹp và làm cho mọi thứ tốt hơn.

Vì vậy, khi con làm đổ sữa của mình, ba mẹ chỉ hãy nói “được rồi, chúng ta có thể dọn nó” rồi ba mẹ đưa cho con một chiếc khăn giấy và tự mình cũng lấy một cái.

Khi con tầm 3-4 tuổi mà vẫn để giày dép vương vãi trên lối đi, hãy đưa đống giày dép đó cho con, yêu cầu con cất đúng vị trí và ân cần nói “chúng ta luôn phải tự dọn dẹp đồ đạc của mình.”

Ba mẹ sẽ phải làm điều này, bằng hình thức này hay hình thức khác, cho đến khi con không còn ở với ba mẹ nữa. Nếu cách tiếp cận của ba mẹ tích cực và nhẹ nhàng, con sẽ không có thái độ phòng thủ và than vãn rằng chính ba mẹ mới phải nên dọn dẹp. Và khi con nghe thấy sự mong đợi thân thiện liên tục rằng “chúng ta luôn tự dọn dẹp đống bừa bộn của mình … đừng lo, ba/mẹ sẽ giúp ... đây là khăn giấy cho con, ba/mẹ sẽ lấy miếng bọt biển … ” thì con sẽ trở nên dễ chịu hơn và trở thành những công dân tốt hơn.

2. Trẻ em cần có cơ hội để đóng góp vào lợi ích chung.

Sự thật là, mỗi ngày tất cả trẻ em đều thường xuyên đóng góp cho chúng ta theo một cách nào đó. Nên tìm những điểm tốt và khen ngợi con, ngay cả khi đơn giản là ba mẹ thấy con đối xử  tốt với em trai của mình hoặc ba mẹ thấy thích thú khi con luôn vui vẻ hát hò. Ba mẹ thừa nhận bất cứ hoạt động nào của con, thì những điều này đều sẽ phát triển hơn nữa trong con.

Khi con lớn hơn thêm, các đóng góp của con cũng sẽ tăng lên tương ứng, cả trong và ngoài phạm vi gia đình. Mọi trẻ em cần phát triển hai loại trách nhiệm: tự chăm sóc bản thân và đóng góp vào hạnh phúc gia đình. Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ thường giúp việc nhà cũng có nhiều khả năng giúp đỡ trong các tình huống khác hơn là những đứa trẻ chỉ đơn thuần tham gia vào việc tự chăm sóc bản thân.

Tất nhiên, dục tốc bất đạt, ba mẹ không thể mong đợi con phát triển một thái độ tốt trong một sớm một chiều. Trách nhiệm sẽ được tăng cường một cách đều đặn theo lứa tuổi. Mời trẻ mới biết đi đặt khăn ăn trên bàn, trẻ ba tuổi dọn chỗ. Trẻ bốn tuổi có thể xếp đúng các đôi vớ với nhau và trẻ năm tuổi có thể giúp ba mẹ chải lông cho chó. Trẻ sáu tuổi sẵn sàng dọn bàn, trẻ bảy tuổi tưới cây, trẻ tám tuổi gấp giặt quần áo. Và cứ tăng dần như thế.

3. Hãy nhớ rằng trong suy nghĩ của mình không đứa trẻ nào muốn phải làm việc nhà.

Trừ khi ba mẹ muốn con mình nghĩ rằng việc đóng góp cho gia đình là một công việc cực nhọc, cho đến khi làm việc nhà trở thành một phần công việc thường xuyên trong gia đình và nó hiển nhiên đến mức mà con hoàn toàn không phản đối nữa, thì ba mẹ đừng bắt con làm việc nhà một mình mà ba mẹ không cùng tham gia ở đó. Mục tiêu của ba mẹ không phải là chỉ muốn con hoàn thành công việc nào đó, mà là hình thành một đứa trẻ cảm thấy được niềm vui khi đóng góp và chịu trách nhiệm.

Vậy ba mẹ nên làm thế nào nhỉ? Hãy làm cho công việc trở nên thú vị, đưa ra nhiều điều mang tính xây dựng, hỗ trợ bằng những hành động mang tính thực tiễn cao mà ba mẹ thấy là cần thiết, bao gồm cả ngồi với con và giúp con trong cả ba mươi lần đầu tiên con thực hiện nhiệm vụ nếu cần. Đồng thời, ba mẹ cũng phải nhận thức rằng đối với con sẽ khó hơn nhiều so với việc tự ba mẹ làm. Ba mẹ cũng hãy nhắc nhở bản thân rằng mình cũng có niềm vui trong những nhiệm vụ này và truyền đạt điều đó cùng với sự hài lòng khi hoàn thành tốt công việc tới con. Cuối cùng, thành quả sẽ là con tự mình làm những công việc này, và ngày đó sẽ đến nhanh hơn nhiều nếu con thực sự thấy thích.

4. Luôn để trẻ “tự làm” và “giúp đỡ” ba mẹ, ngay cả khi điều đó tạo thêm “việc” cho ba mẹ.

Tất nhiên là khỏi phải nói rồi, con “tự làm” hay “giúp đỡ” ba mẹ gần như luôn luôn gây thêm nhiều việc hơn cho ba mẹ. Nhưng khổ nỗi là những đứa trẻ mới biết đi rất muốn làm bá chủ thế giới của mình, và khi chúng ta hỗ trợ con làm điều đó, con sẽ bắt đầu bước vào cái gọi là trách nhiệm của sự “có thể đáp ứng”.

Vì vậy, ba mẹ cứ từ từ chứ đừng vội vàng vì ba mẹ đang làm việc với con để giúp con khám phá ra sự hài lòng của bản thân khi con đóng góp hay gánh vác một điều gì đó, điều này còn quan trọng hơn việc con hoàn thành công việc một cách nhanh chóng hoặc hoàn hảo. Lưu ý rằng để con giúp đỡ nghĩa là ba mẹ cũng đang gắn kết với con, đó là động lực rất lớn để thúc đẩy con tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa.

5. Thay những chỉ đạo và mệnh lệnh bằng cách đề nghị con thực hiện theo suy nghĩ của con.

Ví dụ, khi con đang lề mề vào buổi sáng, thay vì hối con “đánh răng đi! Con bỏ đủ đồ vào ba lô của con chưa? Đừng quên bữa trưa của con!” ba mẹ có thể nhẹ nhàng hỏi, “Điều tiếp theo con cần làm để chuẩn bị đến trường là gì nào?”

Mục đích là giữ cho con tập trung vào danh sách các việc cần làm của chính con từ sáng này đến sáng khác cho đến khi con hoàn thiện nó và bắt đầu quản lý được các công việc buổi sáng của riêng mình.

6. Giúp con giữ thói quen định kỳ và cấu trúc công việc.

Những điều này rất quan trọng trong cuộc sống của con vì nhiều lý do, ít nhất là nó mang lại cho con cơ hội lặp đi lặp lại một loạt các nhiệm vụ thường nhật không hấp dẫn lắm để tự quản lý bản thân.

Đầu tiên, con nắm vững lịch trình đi ngủ, dọn dẹp đồ chơi và chuẩn bị sẵn sàng vào buổi sáng. Sau đó, con phát triển thành công thói quen học tập và thói quen chải tóc, ăn mặc chỉnh tề. Cuối cùng, con học được các kỹ năng sống cơ bản thông qua việc lặp lại các thói quen trong gia đình như giặt giũ hoặc nấu các bữa ăn đơn giản.

7. Dạy con có trách nhiệm với những tác động của mình lên người khác.

Khi con làm tổn thương tình cảm của em trai, đừng nhất thiết ép con phải xin lỗi. Có thể con không cố ý, và sự xin lỗi của con cũng không giúp ích gì cho em trai. Thay vào đó, hãy lắng nghe cảm xúc của con để giúp con giải quyết những cảm xúc rối ren khiến con ấy lớn tiếng với em trai.

Sau đó, một khi con đã cảm thấy tốt hơn, hãy hỏi con xem liệu con có thể làm gì để làm cho mọi thứ tốt hơn giữa hai người. Tuy lúc này con đã sẵn sàng xin lỗi, nhưng có lẽ điều đó sẽ khiến con cảm thấy mất mặt, thế nên có khi con thà sửa chữa mọi thứ với em trai bằng cách đọc cho em nghe một câu chuyện hoặc giúp em dọn dẹp bàn ăn, hoặc ôm em thật chặt.

Điều này dạy cho con hiểu rằng việc đối xử với người khác như thế nào thì sẽ có cái giá như thế và con phải có trách nhiệm sửa chữa khi gây ra thiệt hại. Nhưng vì ba mẹ không hề ép buộc, nên con có thể chọn sửa chữa, điều này khiến ba mẹ cảm thấy dễ chịu, nó sẽ ngầm tác động lên con và khiến con có nhiều khả năng tự động lặp lại điều đó hơn.

8. Hỗ trợ con tự mình thanh toán hàng hóa con đã làm hư hỏng.

Nếu con dùng tiền tiêu vặt để trả cho những cuốn sách con mượn từ thư viện mà con làm mất, cửa sổ bị bể do con chơi bóng đá hoặc các đồ dùng của con mà con để cho nó rỉ sét, thì khả năng tái phạm của con sẽ rất là nhỏ.

9. Đừng vội kéo con thoát khỏi tình huống khó khăn.

Tuy ba mẹ hãy sẵn sàng giải quyết vấn đề, giúp con vượt qua cảm xúc và nỗi sợ hãi, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo rằng con không né tránh khó khăn, nhưng hãy để con tự xử lý vấn đề, cho dù là con đưa ra lời xin lỗi hay sửa đổi theo cách nào đó cụ thể hơn.

10. Hãy làm gương về trách nhiệm và nghĩa vụ.

Ba mẹ hãy thật rõ ràng về những lựa chọn có trách nhiệm mà ba mẹ đang thực hiện:

“Thật là khó chịu khi phải mang theo bịch rác này cho tới khi đến được chỗ xe, nhưng ba/mẹ không thấy thùng rác nào và chúng ta không bao giờ xả rác cả.”

“Biển báo này cho biết bãi đậu xe này dành riêng cho những người khuyết tật, vì vậy tất nhiên chúng ta không thể đậu xe ở đó.”

Ba mẹ hãy giữ lời hứa với con và đừng bao giờ bao biện. Nếu ba mẹ không thực hiện được những lời đã hứa như sẽ mang cuốn vở mà con cần đến trường giúp con hoặc chơi game cùng con vào thứ Bảy thì làm sao con phải có trách nhiệm giữ lời hứa và thỏa thuận của mình với ba mẹ?

11. Đừng bao giờ dán nhãn con là “vô trách nhiệm”

Ba mẹ tuyệt đối đừng bao giờ dán nhãn con là “vô trách nhiệm”, bởi vì cách chúng ta nhìn thấy con mình luôn là một lời tiên tri tự ứng nghiệm, tương tự như hành động “tự kỷ ám thị” vậy đó. Thay vào đó, từng chút một hãy dạy cho con những kỹ năng mà con cần phải chịu trách nhiệm.

Ví dụ, nếu con thường xuyên làm mất đồ, hãy giúp con phát triển các kỹ năng cần thiết. Một ví dụ khác, hãy dạy con dừng lại bất cứ khi nào con rời khỏi như nhà của bạn mình, trường học, buổi tập bóng đá, … và kiểm tra lại mọi thứ mà con cần mang về nhà.

12. Dạy con cách viết thời gian biểu cho mình.

Mới nghe thì có vẻ là quá mức cần thiết với trẻ con, nhưng trong cuộc sống cực kỳ bận rộn và dễ sao nhãng của thế kỷ 21 này, tất cả trẻ em cần phải thành thạo kỹ năng này trước khi bước vào trung học, hoặc đơn giản là các con sẽ không thể hoàn thành mọi việc.

Ba mẹ hãy nên bắt đầu vào cuối tuần khi con học trung học cơ sở, hoặc sớm hơn, nếu lịch trình của con bận rộn. Chỉ cần lấy một tờ giấy, liệt kê các giờ trong ngày ở bên trái, và hỏi con cần hoàn thành công việc gì vào cuối tuần này. Đưa vào bất kể thứ gì như trò chơi bóng chày, luyện tập piano, tiệc sinh nhật của bạn bè và tất cả các bước của một dự án khoa học như mua sắm vật liệu, làm một cái núi lửa, viết và in mô tả chi tiết về dự án này, hoặc thậm chí thêm vào các khoảng nghỉ những việc như đi ăn kem với ba/mẹ, thư giãn và nghe nhạc.

Hầu hết trẻ em sẽ cảm nhận được rằng điều này sẽ làm giảm mức độ căng thẳng của mình vì các con biết khi nào mọi thứ sẽ hoàn thành. Quan trọng nhất là điều này sẽ dạy con quản lý thời gian và có trách nhiệm với những cam kết của mình.

13. Mọi trẻ em đều cần kinh nghiệm làm việc hưởng lương.

Điều này có thể gây tranh cãi trong các nền văn hóa khác nhau, nhưng thực ra là tất cả trẻ em cần có kinh nghiệm làm việc được trả lương, vì điều này dạy con có trách nhiệm thực sự trong thế giới thực. Bắt đầu bằng cách trả trẻ 8 tuổi để làm những công việc mà ba mẹ thường không mong đợi (rửa xe, làm cỏ trong vườn), sau đó khuyến khích con mở rộng sang các công việc lặt vặt trong khu phố (dắt chó hàng xóm đi dạo hoặc xúc tuyết dịch vụ vào mùa đông), chuyển sang công việc giúp việc/trông trẻ cho mẹ khi độ tuổi thích hợp, và cuối cùng đảm nhận công việc sau giờ học hoặc công việc mùa hè. Rất ít môi trường dạy nhiều về trách nhiệm bằng thế giới làm việc kiếm tiền bên ngoài gia đình.

14. Tạo nên một không khí “gia đình không trách mắng”.

Tất cả chúng ta đều tự động muốn trách mắng ai đó khi mọi thứ diễn ra không như ý mình. Nó như thể là hành động trách mắng ấy có thể ngăn chặn sự tái diễn của vấn đề hoặc làm cho chúng ta cảm thấy không cần phải chịu trách nhiệm. Nhưng đấy lại là một quan niệm sai lầm, các ba mẹ nhé!

Trên thực tế, trách mắng khiến mọi người trở nên “phòng thủ” hơn, có xu hướng ích kỷ nghĩ cho bản thân và hung hăng với người khác hơn là để sửa đổi. Đây là lý do số một khiến cho trẻ hay nói dối cha mẹ.

Tệ hơn nữa, khi các bậc cha mẹ trách mắng con, con tìm đủ mọi lý do rằng đó không thực sự là lỗi của mình – ít nhất là trong suy nghĩ – vì vậy con ít có khả năng chịu trách nhiệm hơn và vấn đề có nhiều khả năng lặp lại.

Ba mẹ hãy nhớ kỹ là trách mắng là KHÔNG CẦN THIẾT, mà ngược lại, HÃY CHO CON THẤY tình yêu thương vô điều kiện.

Lần tới nếu bạn tự động bắt đầu trách mắng ai đó, hãy dừng lại. Thay vào đó, hãy chấp nhận bất kỳ trách nhiệm nào mà ba mẹ có thể — hãy làm mẫu điều này bằng cách cường điệu trách nhiệm của mình mà không làm tổn thương bản thân, sau đó, chỉ cần chấp nhận tình hình. Ba mẹ luôn có thể đưa ra các giải pháp tốt hơn từ trạng thái chấp nhận hơn là trạng thái đổ lỗi.

15. Dạy con rằng con không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ trở thành một cá nhân khác biệt.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người chịu trách nhiệm trong bất kỳ tình huống nhất định nào là những người thấy bản thân sẵn sàng trở nên khác biệt và nổi bật.

Và sau khi đọc xong bài viết này, ba mẹ đã nhận ra mình đang muốn các con mình lớn lên như thế nào rồi, phải không nào?

(Tham khảo từ nguồn: www.mother.ly).

Chia sẻ:
  • Chia sẻ qua viber bài: 15 thói quen giúp Ba mẹ nuôi dạy trẻ làm người có trách nhiệm
  • Chia sẻ qua reddit bài:15 thói quen giúp Ba mẹ nuôi dạy trẻ làm người có trách nhiệm

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN NGAY

Thông tin về Chương trình học, chính sách tài chính & đặt hẹn thăm trường

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tuyển sinh Cơ sở 1 - P25 Bình Thạnh

TUYỂN SINH BÉ TỪ 18 THÁNG – 4 TUỔI NHẬP HỌC TỪ THÁNG 08/2023 cho Cơ sở 1 tại phường 25, Quận Bình Thạnh. VƯỜN YÊU THƯƠNG MONTESSORI KHÔNG CHỈ LÀ MỘT TRƯỜNG HỌC, MÀ ĐÂY CHÍNH LÀ NƠI MÀ SẼ: GIÚP CON TRẺ TỰ...
Xem thêm

Tuyển sinh Cơ sở 2 - An Phú Đông Q12

TUYỂN SINH BÉ TỪ 18 THÁNG – 5 TUỔI NHẬP HỌC TỪ THÁNG 03/2022 cho Cơ sở 2 tại phường An Phú Đông, Quận 12. VƯỜN YÊU THƯƠNG MONTESSORI KHÔNG CHỈ LÀ MỘT TRƯỜNG HỌC, MÀ ĐÂY CHÍNH LÀ NƠI MÀ SẼ: GIÚP CON TRẺ TỰ...
Xem thêm

Bạn thân (Chuyên mục: Đọc truyện cùng bé)

BẠN THÂN (CHUYÊN MỤC: ĐỌC TRUYỆN CÙNG BÉ) Lớp An có một học sinh mới chuyển đến. Bạn ấy tên là Mai. Nhưng Mai không được các bạn thích vì người bạn ấy luôn tỏa ra mùi hôi. Hôm nay, trong giờ ăn trưa, Mai ...                    
Xem thêm

Xin đừng khép cửa (Chuyên mục: Đọc truyện cùng bé)

XIN ĐỪNG KHÉP CỬA (CHUYÊN MỤC: ĐỌC TRUYỆN CÙNG BÉ) Có một cô gái, do gặp một số biến cố buồn đau trong gia đình nên cô nên cô đã sống với một khuôn mặt cứng đờ, hầu như vô cảm. Một hôm đang lái ...                    
Xem thêm