Trong cuộc sống bộn bề đầy áp lực như hiện nay, nhiều bậc cha mẹ vì muốn con tiến bộ mà lại trách mắng, phê bình con thì thường không mang lại hiệu quả cao mà gây phản tác dụng, khiến con trẻ trở nên bất hợp tác và thậm chí sẽ căm ghét cha mẹ của chúng. Đó là bởi vì, khi trách mắng con, nhiều bậc cha mẹ đã sai phương pháp, sai thái độ và sai cả thời điểm. Họ dường như quên mất mục đích phê bình con là giúp trẻ ý thức được sai lầm để từ đó sửa đổi, rèn luyện thói quen tốt trong cuộc sống. Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ khi phê bình con lại chịu ảnh hưởng quá nhiều cảm xúc, từ đó việc phê bình mất đi ý nghĩa, biến tướng, không có hiệu quả.
1. Ba mẹ áp đặt cảm xúc nặng nề bằng các ngôn từ “đao to búa lớn”
Nhiều cha mẹ thường trách mắng con là: “Bố mẹ phải làm việc mệt mỏi như thế này là vì ai hả? Con được ăn no mặc ấm, không thiếu thốn thứ gì, tại sao không hiểu chuyện mà thích chống đối bố mẹ vậy?”. Sau khi trút hết mọi bực tức trong người, đương nhiên các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm. Giọng nói của bố mẹ cũng trở nên hòa nhã và hỏi con: “Con đã biết sai chưa nào? Xin lỗi ba mẹ đi rồi còn đi ăn cơm … đi ngủ”.
Ba mẹ có thấy những câu nói trên có quen không nào? Và đúng chịu trận với những câu nói “đao to búa lớn”, đứa trẻ khi ấy hoàn toàn khiếp sợ trước cơn cuồng nộ của bố mẹ. Đầu óc của chúng trở nên trống rỗng, làm gì còn tâm trạng mà tự kiểm điểm sai lầm của bản thân. Trẻ chỉ mong mỏi bố mẹ trách mắng cho xong chuyện, để rồi phối hợp với bố mẹ nói một câu: “Con biết lỗi rồi!”. Thật ra, con trẻ chưa ý thức được sai lầm của bản thân, nó chỉ muốn nhanh chóng trốn khỏi tầm mắt của cha mẹ để không nghe tiếp những câu càm ràm bên tai.
2. Ba mẹ hay bới móc chuyện cũ
Khi một người phạm tội chỉ bị pháp luật trừng phạt 1 lần. Còn tội lỗi của những đứa trẻ thì được bố mẹ mang ra đay nghiến mỗi khi có dịp. Và hơn thế nữa, người lớn thì đã từng là trẻ con, nhưng trẻ con thì chưa từng là người lớn. Đến người lớn thi thoảng vẫn mắc lỗi, nhưng lại yêu cầu trẻ con phải ngoan ngoãn hoàn hảo, phạm lỗi là bị trách mắng ngay. Liệu như thế có công bằng với các con của chúng ta hay không?
Chẳng hạn, nếu đứa trẻ ham chơi bên ngoài và bị thương, nó trở về nhà liền nghe bố mẹ càm ràm, nào là làm bài không tốt, thi điểm kém, ham chơi game, … đều là những lý do chẳng ăn nhập với vết thương của con. Bố mẹ cứ khơi mào câu chuyện và muốn nói cho thỏa lòng, còn đứa trẻ bướng bỉnh sẽ không chịu khuất phục và bác bỏ câu nói của cha mẹ. Đứa trẻ ngoan sẽ im lặng, cảm thấy vô cùng tự ti vì cha mẹ lại mang chuyện cũ ra hoạnh họe chúng.
3. Ba mẹ phê bình không phân trường hợp nặng nhẹ
1. Xác định mục tiêu phê bình rõ ràng: Giúp trẻ sửa chữa sai lầm
Khi con phạm sai lầm, bố mẹ cần giúp con sửa sai. Đừng vì tâm trạng của bố mẹ hôm nay thoải mái nên sẵn sàng bỏ qua sai lầm của con, cũng đừng vì con còn nhỏ mà dung túng cho con làm điều xằng bậy.
Phê bình là cách thức mà cha mẹ có thể giúp con nhận ra sai lầm, không nhập nhằng nhiều cảm xúc, không trút bực dọc lên đầu con, không đánh đồng “không phê bình” là phần thưởng dành cho con.
Khi cha mẹ bực bội thì nên tìm cách giải tỏa cảm xúc, không trút giận lên người trẻ. Khi trẻ phạm sai lầm, cha mẹ hãy luôn giữ nguyên tắc xử phạt rõ ràng.
2. Điều chỉnh thái độ tốt: Cần tôn trọng trẻ
Phê bình là giúp trẻ nhận ra sai lầm, nên hãy dùng thái độ muốn giúp đỡ trẻ. Tùy việc mà xem xét, chỉ thảo luận vấn đề liên quan, không đả kích nhân phẩm của trẻ, không thể hiện uy quyền của người lớn, không mang chuyện cũ ra nói.
Chẳng hạn như, khi trẻ tức giận lật đổ chén cơm trên bàn. Bố mẹ tốt nhất nên khuyên trẻ rời bàn ăn, tìm nơi yên tĩnh để con nói ra những điều không hài lòng với bố mẹ. Sau đó, bố mẹ hồi đáp vấn đề của con. Bố mẹ tránh không được đánh con, không được hét vào mặt con, cần giảng giải cho con hiểu theo nguyên tắc là mối quan hệ bình đẳng.
3. Bố mẹ giúp trẻ nhận ra hậu quả từ sai lầm
Sau khi trẻ bị phê bình, nếu trẻ liên tiếp mắc phải sai lầm tương tự, nghĩa là trẻ không ý thức được hậu quả, hoặc là cha mẹ vì quá thương con nên đã không cho trẻ gánh vác hậu quả.
Phương pháp tốt nhất là kiên định nói cho trẻ biết. Chẳng hạn, khi trẻ lật đổ chén cơm, bố mẹ cần cho trẻ biết bữa cơm của con đã kết thúc, con cần rời khỏi bàn ăn. Lần sau, con có thể ngồi ăn với gia đình nhưng không được phạm sai lầm tương tự.
4. Chú ý thời gian và địa điểm phê bình
Cha mẹ cần nhớ nguyên tắc: Không phê bình con trước mặt mọi người, không phê bình con khi con đang ăn, không phê bình con vào buổi sáng hoặc buổi tối.
Nếu cha mẹ phê bình con trước mặt nhiều người, đặc biệt là bạn bè của con thì điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy tự ti, thậm chí oán hận cha mẹ.
5. Bố mẹ cần bình tĩnh trước khi phê bình trẻ
Trước khi phê bình trẻ, bố mẹ cần hết sức bình tĩnh. Cần kiểm soát hành vi, đặc biệt là thời điểm bố mẹ nóng giận, nếu không kiềm chế được cảm xúc sẽ muốn tát hoặc đánh đập trẻ. Bố mẹ cần tìm nơi yên tĩnh, hít thở thật sâu, phán đoán công tâm là lỗi lầm từ do con hay từ chính bố mẹ.
6. Ý kiến của bố mẹ, ông bà cần thống nhất khi phê bình trẻ
Nếu không thống nhất trong cách phê bình, thì dù cho cha mẹ giỏi giang trong việc giáo dục con như thế nào, cũng có thể sẽ gây ra phản tác dụng.
Chẳng hạn, nếu trẻ tranh giành đồ chơi với bạn. Bố mẹ đang khuyên răn trẻ, nhưng ông bà liền ngăn cản, bao che sai lầm của trẻ. Đây chính là sai lầm nhiều gia đình thường mắc phải, trẻ sẽ có suy nghĩ có người làm chỗ dựa, nó sẽ không chịu nghe theo lời răn dạy và nguyên tắc của cha mẹ. Do đó, các bậc cha mẹ cần phải thống nhất trong cách giáo dục trẻ thì hiệu quả phê bình sẽ có tác dụng.
(Tham khảo từ nguồn: afamily).
Thông tin về Chương trình học, chính sách tài chính & đặt hẹn thăm trường
Cơ sở 1:
Trường MN Vườn Yêu Thương Montessori: 860/42/6 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P25, Quận Bình Thạnh, TpHCM
Tel:
Cơ sở 2:
2672/1B Quốc Lộ 1A, Khu phố 4, P. An Phú Đông, Q.12, TpHCM
Tel: