Giờ hoạt động

T2-T6: 7.00 AM – 5.00 PM
T7-CN: Trường nghỉ

Tương tác với nhà trường

menu
Close
Loading...

Ba mẹ đừng chỉ trách mắng trẻ khi muốn rèn cho con tính tôn trọng kỷ luật

Trong bài viết hôm qua chúng ta đã cùng nhau trao đổi về “Phạt con trẻ bằng cách làm cho con xấu hổ về hành vi của mình là phản tác dụng”.

Và hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau thảo luận thêm về chủ đề vì sao việc ba mẹ chỉ biết trách mắng trẻ sẽ không bao giờ có thể giúp con trẻ rèn luyện tính tôn trọng kỷ luật.

Không có cách tiếp cận nào tốt hơn bằng cách chúng ta cùng theo dõi một câu chuyện thú vị sau đây. Qua những câu chuyện này, ba mẹ chúng ta có thể đâu đó nhận ra có mình tham gia trong câu chuyện, rằng có thể ba mẹ nhận ra rằng ôi bối cảnh & tình tiết câu chuyện sao giống ở nhà mình thế.

Chẳng phải chính mình cũng đang bức bối với việc con mình ở nhà lâu quá đâm ra hay chướng, lúc thì nhõng nhẽo, lúc thì cứng đầu lì lợm. Và biết đâu ở cuối câu chuyện, các ba mẹ chúng ta sẽ đâu đó nhận ra một vài từ khóa, một số gợi ý, để có thể nhanh chóng “dẹp yên việc nhà” hay “tề gia – trị quốc – bình thiên hạ” nhé.

Harry 9 tuổi đã biết các quy tắc của mẹ mình, cũng lâu đời như bản thân các quy tắc nuôi dạy con cái khác: không được chơi bóng trong nhà. Và cậu bé dường như không thể tự giúp mình thoát khỏi điều cấm kị này. Mẹ Lisa của cậu lại thấy Harry ném bóng chày trong căn bếp nhỏ của họ lặp đi lặp lại rất nhiều lần hoặc đá bóng trong phòng khách chật chội của họ trong căn hộ Upper East Side ở thành phố New York.

Mỗi lần như vậy, mẹ Lisa sẽ nhắc nhở Harry về quy tắc và hướng cậu bé đến một hoạt động khác. Thế nhưng, Harry lại phản ứng một cách bốc đồng & hơi có chút khiêu khích “Và rồi một ngày con ném một quả bóng chày vào ngay TV”, Lisa kể lại, cô vẫn còn bị sốc nhiều tuần sau đó khi chứng kiến con trai mình làm như thế thật. “Tôi đã nổi cơn thịnh nộ. Tôi chạy vào phòng khách, mảnh thủy tinh văng khắp nơi, và chỉ hét lên: “Con đang đùa mẹ à? Con đang nghĩ gì vậy?!”. Lisa biết đó có thể không phải là cách phản ứng tốt nhất – điều đó chắc chắn sẽ không làm ai cảm thấy tốt – thế nhưng, chị nói, chị chỉ không biết cách phân loại hành vi của cậu con trai nổi tiếng sáng dạ của mình là gì ngoài việc cho rằng nó hoàn toàn ngốc nghếch.

Tất nhiên, đó là thông điệp mà Lisa gửi cho Harry thông qua sự bộc phát của chị ấy, và với những lời nói của chị ấy đã trách mắng Harry, đã làm cậu bé xấu hổ, cho dù đó có phải là ý định của chị ấy hay không. “Ngoài việc con đã bỏ qua quy tắc nhất quán của tôi về việc chơi với những quả bóng trong nhà, tôi không thể tin được rằng con lại ngớ ngẩn như vậy”, Lisa nói. “Nhưng nhìn lại, tôi có thể thấy con cũng choáng váng với sự việc vừa rồi như tôi. Đó chắc chắn là một tai nạn có thể tránh được, nhưng dù sao cũng là một tai nạn khủng khiếp.”

Về phần mình, Harry bật khóc, chạy về phòng và đóng sầm cửa lại. Và ba mẹ có thể hình dung hệ quả tiếp theo của câu chuyện này là như thế nào rồi nhỉ? Chắc phải mất một thời gian khá dài để mẹ Lisa và con trai Harry có thể lại cùng vui vẻ bên nhau.

Và bây giờ, nào chúng ta hãy cùng nhau thảo luận một chút về câu chuyện này nhé. Cha mẹ thường khó biết cách định nghĩa nỗi thất vọng, đặc biệt là trong trường hợp những đứa trẻ “thực sự nên biết điều gì là tốt hơn”, như trường hợp của Harry. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là mặc dù kỷ luật là yếu tố quan trọng trong tất cả các giai đoạn nuôi dạy một đứa trẻ, nhưng kỷ luật không phải là trừng phạt trẻ đúng như những gì chúng gây ra, gây cho trẻ mặc cảm mình đã mắc lỗi hoặc thậm chí trừng phạt trẻ – tất cả đều là những hình thức làm xấu hổ một đứa trẻ. Thay vào đó, kỷ luật, ở mọi lứa tuổi, là sửa chữa và hướng dẫn trẻ cách cư xử phù hợp hơn.

Thông thường, khi chúng ta nói về sự trách mắng, chúng ta nói về các hình thức rõ ràng: đánh đòn hoặc các hình phạt thể xác khác, khiển trách công khai. Nhưng có những cách khác kín đáo hơn mà cha mẹ làm cho con cái xấu hổ khi theo đuổi kỷ luật. Những điều này bao gồm những việc như làm cho đứa trẻ cảm thấy tội lỗi, kém cỏi, xấu tính, nguồn gốc của mọi rắc rối trong nhà, hoặc chỉ đơn giản là ngu ngốc. Nó cũng có thể bao gồm việc coi thường một đứa trẻ, hoặc thậm chí là điều gì đó có vẻ lành tính như liếc mắt với trẻ hoặc thở dài để trả lời cho một việc gì đó mà trẻ đã làm. Các nhận xét có thể bao gồm “Con đang cư xử như một đứa con nít vậy” hoặc “Con cứ để đầu óc đâu đâu ấy, cứ mẹ không nhắc thì quên ngay”. Thông thường, sự xấu hổ có thể xảy ra trước mặt người khác, nhưng nó cũng có khả năng xảy ra riêng tư giữa cha mẹ và con cái.

Đó là bởi vì hầu hết trẻ em không thể phân biệt giữa sự bốc đồng – hành động của trẻ – và cái tôi của chúng. Do đó, thay vì lên án hành vi đó, cuối cùng lại lên án đứa trẻ và khiến con cảm thấy tồi tệ về bản thân.

Điều quan trọng là phải nhận ra rằng kỷ luật không giống như hình phạt. Kỷ luật là cần thiết như hình phạt thì không. Trong hầu hết các trường hợp, hành vi sai trái của trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ không phải là điều gì đó cần phải trừng phạt mà thay vào đó là sự thấu hiểu và trò chuyện thẳng thắn giữa cha mẹ và con cái. 

Từ khóa ở đây ba mẹ cần nhớ là: “Ba mẹ rất yêu con và không hề giận con, vì con là đứa trẻ rất biết quan tâm đến người khác. Tuy nhiên, ba mẹ rất không hài lòng và rất giận hành động của con vừa rồi, vì nó không chỉ làm chiếc TV bị vỡ, mà còn có thể làm cho em Mary hoặc ai đó trong nhà bị đứt chân khi vô tình giẫm lên những mảnh thủy tinh ấy”.

Nhiều đứa trẻ sẽ khóc ré lên để được chú ý hoặc khi chúng muốn được nới lỏng các giới hạn. Hầu hết trẻ em – đặc biệt là các bé trai – có một sự thôi thúc để vượt qua ranh giới trong khi cũng cần biết rằng con cũng bị đặt trong giới hạn nào đó. Những đứa trẻ khác cũng sẽ làm gì đó khi mà chúng học được cách làm sao để nhu cầu của mình được đáp ứng; Tất cả trẻ em, tại thời điểm này hay thời điểm khác, sẽ bày tỏ cảm xúc hoặc nhu cầu theo cách không thể chấp nhận được về mặt xã hội. Công việc của cha mẹ là giúp trẻ phát triển thói quen có các hành vi tích cực để thể hiện những cảm xúc và nhu cầu đó, đồng thời đặt ra các giới hạn của riêng chúng, một phần trong đó bao gồm cả việc hiểu được về hậu quả mình làm.

Sau sự cố với chiếc TV, Lisa để Harry ngồi trong phòng trong khi chị ấy cố gắng bình tĩnh lại. Sau đó chị ấy mời cậu bé ra ngoài để nói về những gì đã xảy ra – và tại sao nó lại xảy ra. Hai mẹ con nói về việc cậu trai cảm thấy buồn chán nhưng lại quá nhút nhát khi ở xung quanh các cậu bé khác ở công viên, đó là lý do tại sao cậu bé cứ chơi trong nhà một mình.

“Tôi hiểu thêm một chút về những gì con đã trải qua ở trường và với những đứa trẻ khác, và tôi nghĩ rằng con đã hành động vì gặp khó khăn nhưng không biết làm thế nào để thể hiện điều đó,” chị nói. “Con cảm thấy đủ tồi tệ về vụ việc mà tôi không trừng phạt con, nhưng tôi chắc chắn đã nhờ con giúp dọn dẹp.” Chị ấy nói, không có TV hóa ra là một cơ hội tốt để gắn kết gia đình . “Chúng tôi bắt đầu nói chuyện gần như không ngừng về cách kết bạn,” chị nói. “Và, tất nhiên, không có tivi trong vài tuần tự nó đã là một bài học cho con. Một bài học rất lớn.”

(Tham khảo từ nguồn: www.psychologytoday.com).

Chia sẻ:
  • Chia sẻ qua viber bài: Ba mẹ đừng chỉ trách mắng trẻ khi muốn rèn cho con tính tôn trọng kỷ luật
  • Chia sẻ qua reddit bài:Ba mẹ đừng chỉ trách mắng trẻ khi muốn rèn cho con tính tôn trọng kỷ luật

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN NGAY

Thông tin về Chương trình học, chính sách tài chính & đặt hẹn thăm trường

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tuyển sinh Cơ sở 1 - P25 Bình Thạnh

TUYỂN SINH BÉ TỪ 18 THÁNG – 4 TUỔI NHẬP HỌC TỪ THÁNG 08/2023 cho Cơ sở 1 tại phường 25, Quận Bình Thạnh. VƯỜN YÊU THƯƠNG MONTESSORI KHÔNG CHỈ LÀ MỘT TRƯỜNG HỌC, MÀ ĐÂY CHÍNH LÀ NƠI MÀ SẼ: GIÚP CON TRẺ TỰ...
Xem thêm

Tuyển sinh Cơ sở 2 - An Phú Đông Q12

TUYỂN SINH BÉ TỪ 18 THÁNG – 5 TUỔI NHẬP HỌC TỪ THÁNG 03/2022 cho Cơ sở 2 tại phường An Phú Đông, Quận 12. VƯỜN YÊU THƯƠNG MONTESSORI KHÔNG CHỈ LÀ MỘT TRƯỜNG HỌC, MÀ ĐÂY CHÍNH LÀ NƠI MÀ SẼ: GIÚP CON TRẺ TỰ...
Xem thêm

Bạn thân (Chuyên mục: Đọc truyện cùng bé)

BẠN THÂN (CHUYÊN MỤC: ĐỌC TRUYỆN CÙNG BÉ) Lớp An có một học sinh mới chuyển đến. Bạn ấy tên là Mai. Nhưng Mai không được các bạn thích vì người bạn ấy luôn tỏa ra mùi hôi. Hôm nay, trong giờ ăn trưa, Mai ...                    
Xem thêm

Xin đừng khép cửa (Chuyên mục: Đọc truyện cùng bé)

XIN ĐỪNG KHÉP CỬA (CHUYÊN MỤC: ĐỌC TRUYỆN CÙNG BÉ) Có một cô gái, do gặp một số biến cố buồn đau trong gia đình nên cô nên cô đã sống với một khuôn mặt cứng đờ, hầu như vô cảm. Một hôm đang lái ...                    
Xem thêm