Giờ hoạt động

T2-T6: 7.00 AM – 5.00 PM
T7-CN: Trường nghỉ

Tương tác với nhà trường

menu
Close
Loading...
Tiếng ViệtEnglish

Các Kỹ năng Xã hội của con bạn ở Trường mẫu giáo quan trọng hơn Kiến thức học vấn của bé

Các bậc cha mẹ có con nhỏ có xu hướng lo lắng rất nhiều về việc liệu con họ có đạt được thành tựu xứng đáng khi chúng bắt đầu sự nghiệp học tập của mình hay không.

“Mimi có thể đọc và viết tiếng Việt nhanh như các bạn khác không?”

“Ben có biết đếm đến 500 bằng tiếng Anh không?”

“Nina có biết làm toán trừ có chuyển đổi với số có 3 chữ số chưa?”

Trong khi giáo dục sớm tạo ra nền tảng quan trọng cho các kỹ năng học tập, nhiều bậc cha mẹ sẽ ngạc nhiên khi biết rằng các kỹ năng xã hội thực sự có khả năng dự đoán kết quả ở tuổi trưởng thành nhiều hơn so với học kiến thức sớm.

Ví dụ, một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 (của American Journal of Public Health) cho thấy ngay cả khi kiểm soát nhân khẩu học gia đình và khả năng học tập sớm, các kỹ năng xã hội quan sát được ở trường mẫu giáo cho thấy mối tương quan đáng kể với hạnh phúc người tham gia nghiên cứu khi ở tuổi 25.

Đó là một điều đáng ngạc nhiên không? Đừng vội, bạn hãy tiếp tục đọc tiếp phần bên dưới nhé.

Bất kể họ là người chuyên tâm đọc sách như thế nào hoặc cha mẹ họ kiếm được bao nhiêu tiền, những trẻ mẫu giáo thể hiện Năng lực Xã hội có nhiều khả năng tốt nghiệp trung học, vào đại học, kiếm việc làm và tránh khỏi những thảm kịch phạm pháp và tù tội hơn những trẻ có trình độ trình độ Năng lực Xã hội thấp hơn.

Vì vậy, trong khi nhiều phụ huynh và nhà trường có thể cảm thấy áp lực phải cắt giảm thời gian vui chơi và giao tiếp xã hội để có thêm thời gian hướng dẫn “kỹ năng cứng”, nhưng thực ra những “kỹ năng mềm” đó lại là những yếu tố dự báo thành công lâu dài nhất.

Dưới đây là 05 Năng lực Xã hội quan trọng mà bạn có thể nuôi dưỡng ở con mình.

1. Cách để con chơi tốt với người khác

Vui chơi là chất xúc tác mạnh mẽ cho sự phát triển trong những năm đầu. Bằng cách chơi với những người khác, trẻ em học cách thương lượng, giải quyết vấn đề, thay phiên nhau, chia sẻ và thử nghiệm. Ba mẹ có thể giúp con xây dựng những kỹ năng này bằng cách dành thời gian chơi tự do với những đứa trẻ khác.

Mặc dù lớp học đàn, buổi tập bóng đá hay những hoạt động chơi theo đội nhóm cố định có thể có những giá trị rất riêng, thực tế thì trẻ em cần nhiều thời gian tham gia vào trò chơi không có cấu trúc (những trò chơi do trẻ ngẫu hứng & sáng tạo) với những đứa trẻ khác, nơi chúng có thể được giám sát – nhưng không được hướng dẫn – bởi những người lớn xung quanh chúng.

2. Cách con tự mình giải quyết vấn đề

Cùng nhớ lại xem nhé, có phải Ba mẹ thuờng xuyên phải để lao vào tiếng la hét đầy bất mãn của các con và đóng vai trò trọng tài để đưa mọi thứ trở lại bình thường. Sau đó Ba mẹ tịch thu những vật gây tranh cãi, đặt hẹn giờ được tiếp tục chơi cùng nhau, hoặc gửi các con đến chơi ở các khu vực khác nhau, nhằm tách chúng ta để khỏi phiền toái. Ba mẹ giỏi giải quyết vấn đề vì đã được thực hành RẤT NHIỀU với tư cách là cha mẹ! Và trong khi một số điều này có thể cần thiết cho sự sống còn và phát triển sau này, những đứa trẻ của chúng ta cũng cần có cơ hội để tự thực hành những kỹ năng đó, phải không nào?

Vì vậy, lần tới khi con bạn gặp vấn đề, Ba mẹ hãy mời trẻ con tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề đó. Yêu cầu con của bạn mô tả những gì đang xảy ra, suy nghĩ về các giải pháp và thử một trong những giải pháp. Bạn vẫn là một người chơi tích cực, hỗ trợ con bạn trong suốt quá trình, nhưng thay vì tự mình giải quyết mọi việc, hãy để con bạn làm chủ vấn đề bằng cách hỏi, “Con nghĩ mình có thể làm gì với điều đó?”

Dạy trẻ trở thành người giải quyết vấn đề cũng có nghĩa là chúng ta dạy chúng cách thất bại và thử lại, đó là một “kỹ năng mềm” quan trọng khác. Khi bạn hỏi trẻ giải pháp của chúng đang hoạt động như thế nào, là bạn đang cho trẻ cơ hội để đánh giá kinh nghiệm của chúng và thực hiện các cải tiến khi cần thiết. Và trên tất cả, là bạn đang dạy trẻ rằng sai lầm giúp chúng ta học hỏi và tiến lên phía trước.

3. Cách con nhận biết và gọi tên những cảm xúc

Những đứa trẻ nhận biết được cảm xúc bên trong và xung quanh chúng cũng sẽ có khả năng hòa đồng tốt hơn với những người khác. Ba mẹ có thể bồi dưỡng kỹ năng này bằng cách hướng dẫn trẻ chú ý đến các tín hiệu cảm xúc và gọi tên cảm xúc. Bạn có thể làm điều này không chỉ trong nhà mình (“Ba mẹ đang nhìn khuôn mặt của anh trai con ngay bây giờ, và ba mẹ không nghĩ rằng anh ấy đang vui.” “Con trông rất hạnh phúc khi con chiến thắng, nụ cười của con như một tia nắng ấm áp!”) mà còn nói về cảm xúc trong truyện nữa. (“Con nghĩ Cô bé Lọ lem ấy cảm thấy thế nào khi điều đó xảy ra?”)

Sách truyện chứa đầy xung đột và cảm xúc — đó thường là điều thúc đẩy cốt truyện. Những cuộc trò chuyện về những cảm xúc mà con đã quan sát được thường dễ dàng hơn vì con bạn không bị trói buộc trong những cảm xúc hỗn loạn. Từ sự tiếp cận thuận lợi này, con trẻ có thể suy nghĩ nhiều hơn về cảm xúc của nhân vật trên trang sách truyện và sau đó áp dụng sự hiểu biết của trẻ vào cuộc sống thực.

Một điều cần lưu ý nữa là nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu Ba mẹ không muốn việc sử dụng các thiết bị công nghệ có thể cản trở khả năng nhận biết cảm xúc của trẻ ở người khác, thì hãy hạn chế việc trẻ lạm dụng màn hình TV và các thiết bị thông minh quá nhiều. Hãy đảm bảo rằng con bạn có nhiều thời gian chơi và tương tác trực tiếp với Ba mẹ và những người thân xung quanh, thay vì với các pixel và nhân vật trên màn hình.

4. Con làm thế nào để trở nên hữu ích

Giúp ích cho người khác đòi hỏi trẻ phải nhìn xa hơn chính mình và nhận ra nhu cầu của người khác. Bằng cách chú ý và ngợi khen hành động hữu ích cho ai đó mà con bạn vừa thực hiện, đó là bạn đang khuyến khích chúng tiếp tục làm điều tốt đó. Ba mẹ hãy nhớ là khen ngợi hành động cụ thể nào đó của trẻ, con sẽ biết đó là việc làm tốt nên sẽ tiếp tục làm, nên tránh việc khen chung chung.

Hãy cho con bạn những cơ hội đơn giản để giúp đỡ mọi người trong gia đình bạn — ví dụ như xếp gọn đồ dùng trong nhà, chuẩn bị sẵn tã mới cho em bé hoặc giúp anh chị em mặc quần áo — và sau đó hãy tỏ ra hào phóng với lòng biết ơn và những lời cảm ơn của bạn.

Từ khi 5 tuổi, có một số trường hợp còn sớm hơn nữa, con trẻ đã bắt đầu biết quan tâm đến người xung quanh và dễ dàng nhận ra những cảm xúc và nhu cầu của người xung quanh. Và cũng vì thế, từ trong môi trường mầm non, các cô giáo đã tạo cơ hội cho trẻ học cách biết nghĩ cho người khác – biết quan tâm đến người khác – biết nhường nhịn sẻ chia một cách trực quan từ những hành động rất nhỏ tại trường.

Có một số Ba mẹ đã thắc mắc sao những đứa con lớn của họ, đã lên cấp 1, cấp 2, vẫn còn có xu hướng vị thân ích kỷ, chỉ ưu tiên nhu cầu & cảm xúc của mình lên trên tất cả. Và họ càng ngạc nhiên hơn nữa khi tự mình trải nghiệm thấy những hành động nghĩ cho người khác từ những đứa trẻ mầm non từ ngôi trường của chúng tôi. Có 2 lý do để có thể giải thích cho điều này: (1) là các anh chị lớn đã không được làm quen với việc quan tâm giúp đỡ người khác khi còn bé; hoặc (2) là đã được hướng dẫn từ bé nhưng không tiếp tục được duy trì trong thời gian lớn lên.

5. Làm thế nào để con biết kiểm soát hành động của bản thân

Kiểm soát xung động là một phần của các chức năng điều hành do vỏ não trước trán chỉ đạo. Khu vực này thường không phát triển trọn vẹn cho đến độ tuổi vị thành niên, tuy vậy giai đoạn mà nó phát triển nhanh nhất lại xảy ra trong những năm thơ ấu. Đó là lý do tại sao trẻ em cần có cơ hội để thực hành kỹ năng đang phát triển này.

Điều đó có thể giống như nghiên cứu marshmallow rất nổi tiếng, mà theo đó một đứa trẻ đã phải trì hoãn sự hài lòng và chờ đợi trước khi thưởng thức một món ăn, nhưng nó cũng có thể trông giống như thời gian vui đùa! Các trò chơi vận động yêu cầu trẻ dừng lại và đi như Đèn đỏ / Đèn xanh, Nhảy và Đóng băng, cho trẻ tập sang số nhanh và kiểm soát xung lực trong sự di chuyển của mình.

Trò chơi sắm vai diễn kịch cũng là một cách tuyệt vời để xây dựng những kỹ năng này. Bằng cách đảm nhận một nhân vật mới và một cốt truyện giàu trí tưởng tượng, trẻ em phải lập kế hoạch trước khi hành động, thay phiên nhau và đưa ra các quy tắc để tuân theo. Trẻ cũng thực hành suy nghĩ bên ngoài quan điểm của riêng chúng và hành động như trẻ nghĩ người khác sẽ làm, thay vì chỉ đơn giản làm theo sự thôi thúc của bên trong.

Trong Xã hội có nhịp độ phát triển như vũ bão của chúng ta hiện nay, không khó để có thể cho Ba mẹ ấn tượng rằng con bạn cần học thêm các kỹ năng học tập — và càng phải sớm hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thực tế là các kỹ năng xã hội “mềm” mà chúng có được khi còn nhỏ — thông qua quá trình chơi và tương tác chậm, đơn giản, gắn kết với gia đình và chú ý đến thế giới xung quanh – sẽ phục vụ các con tốt hơn và lâu dài hơn nữa.

(Tham khảo từ nguồn: www.mother.ly).

Chia sẻ:
  • Chia sẻ qua viber bài: Các Kỹ năng Xã hội của con bạn ở Trường mẫu giáo quan trọng hơn Kiến thức học vấn của bé
  • Chia sẻ qua reddit bài:Các Kỹ năng Xã hội của con bạn ở Trường mẫu giáo quan trọng hơn Kiến thức học vấn của bé

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN NGAY

Thông tin về Chương trình học, chính sách tài chính & đặt hẹn thăm trường

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tuyển sinh Cơ sở 1 - P25 Bình Thạnh

TUYỂN SINH BÉ TỪ 18 THÁNG – 5 TUỔI NHẬP HỌC TỪ THÁNG 03/2022 cho Cơ sở 1 tại phường 25, Quận Bình Thạnh. VƯỜN YÊU THƯƠNG MONTESSORI KHÔNG CHỈ LÀ MỘT TRƯỜNG HỌC, MÀ ĐÂY CHÍNH LÀ NƠI MÀ SẼ: GIÚP CON TRẺ TỰ...
Xem thêm

Tuyển sinh Cơ sở 2 - An Phú Đông Q12

TUYỂN SINH BÉ TỪ 18 THÁNG – 5 TUỔI NHẬP HỌC TỪ THÁNG 03/2022 cho Cơ sở 2 tại phường An Phú Đông, Quận 12. VƯỜN YÊU THƯƠNG MONTESSORI KHÔNG CHỈ LÀ MỘT TRƯỜNG HỌC, MÀ ĐÂY CHÍNH LÀ NƠI MÀ SẼ: GIÚP CON TRẺ TỰ...
Xem thêm

Bạn thân (Chuyên mục: Đọc truyện cùng bé)

BẠN THÂN (CHUYÊN MỤC: ĐỌC TRUYỆN CÙNG BÉ) Lớp An có một học sinh mới chuyển đến. Bạn ấy tên là Mai. Nhưng Mai không được các bạn thích vì người bạn ấy luôn tỏa ra mùi hôi. Hôm nay, trong giờ ăn trưa, Mai ...                    
Xem thêm

Xin đừng khép cửa (Chuyên mục: Đọc truyện cùng bé)

XIN ĐỪNG KHÉP CỬA (CHUYÊN MỤC: ĐỌC TRUYỆN CÙNG BÉ) Có một cô gái, do gặp một số biến cố buồn đau trong gia đình nên cô nên cô đã sống với một khuôn mặt cứng đờ, hầu như vô cảm. Một hôm đang lái ...                    
Xem thêm