Cha mẹ xin hãy tin rằng dù cho dịch Covid đã thô bạo lấy đi từ các con cái quyền được đến trường học tập & vui chơi cùng cô & bạn, nhưng việc phát triển của các con thì không thể dừng lại. Sẽ rất là đáng tiếc nếu chỉ vì một sự hoài nghi hay thờ ơ nào đó mà người lớn chúng ta vô tình bỏ qua những cơ hội thỏa mãn khát khao học hỏi mỗi ngày của con mình.
Công tác giãn cách xã hội trong mùa COVID-19 gần đây đã chứng kiến một sự thay đổi lớn trong cách chúng ta làm việc và tương tác với mọi người xung quanh.
Nhưng hệ lụy đối với trẻ nhỏ là gì? Cũng trong thời gian đó, nhiều trẻ em đã không được đến trường, nơi các con được chăm sóc và giáo dục, và trẻ có thể phải đấu tranh để hiểu tại sao những thói quen tốt hàng ngày của các con lại đang bị gián đoạn.
Nếu là cha mẹ, đặc biệt là ở Sài Gòn, bạn có thể tự hỏi liệu khoảng thời gian này – một khoảng thời gian đáng kể so với cuộc đời của một đứa trẻ nhỏ – có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội của con bạn hay không.
Tin tốt là, không còn sự hối hả hàng ngày từ nhà đến trường nữa, nhiều trẻ nhỏ có lẽ đã được hưởng lợi từ việc có thêm thời gian tương tác ở nhà cùng gia đình.
NHÌN QUA LĂNG KÍNH LÝ THUYẾT
Chúng ta có thể khám phá những cách COVID-19 có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội của trẻ em bằng cách xem xét ba lý thuyết trong tâm lý học.
1. HỖ TRỢ TỪNG CÁ NHÂN ĐỨA TRẺ (LÝ THUYẾT GẮN BÓ)
Điều quan trọng đối với trẻ nhỏ là phát triển “sự gắn bó” mạnh mẽ và an toàn với cha mẹ và người chăm sóc. Những liên kết tình cảm và thể chất này hỗ trợ sự phát triển xã hội của trẻ em.
Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng những đứa trẻ ở lứa tuổi mầm non được phát triển sự gắn bó mạnh mẽ và an toàn sẽ trở nên độc lập hơn, có nhiều mối quan hệ xã hội thành công hơn, học tập tốt hơn ở trường và ít lo lắng hơn so với những đứa trẻ không có sự gắn bó mạnh mẽ và an toàn.
2. HỖ TRỢ ĐỨA TRẺ TRONG GIA ĐÌNH (LÝ THUYẾT HỆ THỐNG GIA ĐÌNH)
Ngoài cha mẹ và người chăm sóc, điều quan trọng là trẻ em phải phát triển sự gắn bó an toàn trong cả gia đình.
Đối với trẻ nhỏ, nhiều nghiên cứu cho thấy những kết nối này với các thành viên trong gia đình có thể dẫn đến cải thiện sự phát triển xã hội, đồng thời thúc đẩy khả năng phát triển bản sắc riêng của trẻ như một phần của đơn vị gia đình.
Trẻ nhỏ có thể dành nhiều thời gian hơn với anh chị em và các thành viên khác trong gia đình trong thời gian giãn cách XH, và do đó, trẻ có thể phát triển mối quan hệ sâu sắc hơn với cả gia đình.
3. HỖ TRỢ TRẺ EM TRONG CỘNG ĐỒNG (LÝ THUYẾT VĂN HÓA XÃ HỘI)
Lý thuyết văn hóa xã hội coi tương tác xã hội là nền tảng cho cách trẻ học tập, cho phép chúng tạo ra ý nghĩa từ thế giới xung quanh.
Mặc dù thông thường việc học xảy ra giữa trẻ em và người lớn, nhưng có rất nhiều nghiên cứu cho thấy tất cả trẻ em đều được hưởng lợi từ việc giao tiếp xã hội với các bạn cùng độ tuổi với mình.
Bằng chứng cũng chỉ ra trẻ em học cách ứng phó với các tình huống xã hội trong môi trường xã hội. Điều này có thể là trong môi trường học tập sớm, trên sân chơi hoặc với gia đình của họ.
COVID-19 đã hạn chế nhiều tương tác mà trẻ em thường có trong các bối cảnh xã hội và học tập sớm. Nhưng đồng thời, nó cũng tạo cơ hội cho những tương tác có ý nghĩa khác như ở nhà với gia đình.
Chúng ta không thể biết chắc chắn đại dịch này sẽ gây ra những thiệt hại gì cho sự phát triển xã hội của trẻ em. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là trẻ em luôn học hỏi ở bất cứ đâu, và dù chúng có thể ở cùng với ai. Vì vậy, hãy cố gắng tập trung vào những lợi ích bạn có được khi dành thời gian cho con ở nhà.
TÁC ĐỘNG NÀY SẼ KHÔNG GIỐNG NHAU CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
COVID-19 đã mang lại thời gian khó khăn cho nhiều gia đình trên khắp mọi miền đất nước. Và áp lực tài chính gia tăng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình và có thể tăng thêm trong thời gian bị giãn cách XH do thiếu sự hỗ trợ từ bên ngoài. Điều này có nghĩa là tất cả trẻ em trong các gia đình gặp khó khăn trong COVID-19 sẽ phải đối mặt với những thách thức trong sự phát triển xã hội của các con, nếu thiếu đi sự hỗ trợ từ cha mẹ và gia đình.
Ngoài ra, còn có các yếu tố rủi ro khác đối với năng lực xã hội của con trẻ có thể sẽ tăng lên trong thời kỳ đại dịch. Chúng bao gồm những xung đột gia đình, những lo lắng hoặc bệnh tật (của trẻ hoặc cha mẹ) và những chấn thương tâm lý không mong muốn khác, chẳng hạn như tiếp xúc với các sự kiện căng thẳng, đau buồn hoặc mất mát. Và điều đáng tiếc nhất là, trẻ em vốn đã sống trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương có thể càng trở nên dễ bị tổn thương hơn trong thời gian này.
Để hỗ trợ cho trẻ mầm non tuy ở trong giai đoạn khó khăn này vẫn duy trì được sự phát triển tích cực, cha mẹ hãy nói chuyện tích cực với con bạn về những người mà chúng yêu quý, chẳng hạn như giáo viên và bạn bè của chúng, và khuyến khích các con nghĩ về họ, tạo điều kiện cho các con tương tác với các cô – các bạn, có thể kể về bất kỳ câu chuyện gì và đặt bất kỳ câu hỏi nào mà chúng có thể có.
Cha mẹ xin hãy tin rằng dù cho dịch Covid đã thô bạo lấy đi từ các con cái quyền được đến trường học tập & vui chơi cùng cô & bạn, nhưng việc phát triển của các con thì không thể dừng lại. Hoặc nói một cách khác thì các con vẫn không ngừng học hỏi & phát triển mỗi ngày. Và trong khi mỗi đứa trẻ như một thế giới thu nhỏ tinh vi & thú vị, chính các con ở từng độ tuổi đang tự quyết định những kiến thức & kỹ năng nào chúng muốn được học mỗi ngày một cách tự nhiên & bản năng nhất, được thôi thúc từ bên trong của từng đứa trẻ. Sẽ rất là đáng tiếc nếu chỉ vì một sự hoài nghi hay thờ ơ nào đó mà người lớn chúng ta vô tình bỏ qua những cơ hội thỏa mãn khát khao học hỏi mỗi ngày của con mình.
Nếu Cha mẹ lo lắng về việc giãn cách XH lâu ngày đã ảnh hưởng đến con mình như thế nào, Cha mẹ luôn có thể nói chuyện với nhà trường và các cô giáo của con. Đấy chính là nơi mà, với niềm tin và tình yêu thương to lớn của các cô giáo dành cho từng đứa trẻ, những nỗi lo lắng của cha mẹ về các con luôn được lắng nghe, cũng như những mong muốn của con sẽ luôn được kết nối với các giải pháp thiết thực được thiết kế để hỗ trợ bạn và con bạn.
(Tham khảo từ nguồn: www.theconversation.com).
Thông tin về Chương trình học, chính sách tài chính & đặt hẹn thăm trường
Cơ sở 1:
Trường MN Vườn Yêu Thương Montessori: 860/42/6 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P25, Quận Bình Thạnh, TpHCM
Tel:
Cơ sở 2:
2672/1B Quốc Lộ 1A, Khu phố 4, P. An Phú Đông, Q.12, TpHCM
Tel: