Hầu hết các bậc cha mẹ đều cố gắng trở thành phiên bản tốt nhất có thể vì con, nhưng một số hành động có thể gây hại nhiều hơn lợi. Bây giờ là lúc để thực hiện một số điều chỉnh và loại bỏ một số thói quen xấu. Dưới đây là 33 điều mà ba mẹ cần ngừng làm ngay hôm nay.
Với hàng loạt trò chơi hấp dẫn trên điện thoại thông minh, rồi hàng loạt trạng thái được cập nhật trên các mạng xã hội liên tục, chưa kể đến phải tối mặt với các công việc trên công ty, rồi cả trách nhiệm với gia đình, các bậc cha mẹ trong thời đại 4.0 hiện nay đang dễ dàng bị phân tâm hơn bao giờ hết. Một nghiên cứu nổi bật năm 2014 phát hiện ra rằng 62% trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 12 cảm thấy cha mẹ của mình đang bị phân tâm.
Để tránh bị ở trong tình trạng đó, ba mẹ hãy cố gắng có mặt trong hiện tại, tập trung cao độ khi đang gần con, cất điện thoại khi đi công viên, đăng xuất khỏi mạng xã hội khi đến giờ làm bài tập, hãy tập trung chú ý tại các sự kiện thể thao, trình diễn nhạc, và các bài biểu diễn của con ở trường. Nếu ba mẹ đang phải làm việc tại nhà mùa giãn cách, thì ngoài những khung giờ cố định dành cho các con, ba mẹ hãy chọn làm việc trong một không gian xa các con nhiều nhất có thể, để ba mẹ không phải phân chia sự chú ý của ba mẹ suốt cả ngày.
Đây là một “bí mật cấp quốc gia” đấy nhé, ai trong số các ba mẹ mong muốn biết được điều này nào? Đó là – trẻ em không thể nào hoàn hảo, hãy chấp nhận điều đó, đừng bao giờ cố gắng để nuôi dạy con hoàn hảo. Không chỉ đơn giản là không thể thực hiện mà còn có thể gây tổn hại cho lòng tự trọng của con.
Áp lực con phải vượt trội hoặc con phải cư xử theo một cách nào đó có thể khiến con trở thành người cầu toàn, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của con trong lớp học lẫn trong cuộc sống.
Mong đợi con trở nên hoàn hảo có thể làm giảm giá trị của những nỗ lực mà con đã bỏ ra. Thay vì thúc ép con phải phấn đấu để đạt được sự hoàn hảo, hãy tập trung vào công việc khó khăn của con và cách mà con đã vượt qua khó khăn đó. Kết quả tốt thì cũng hay đấy, nhưng việc học lại thực sự diễn ra trong hành trình để đạt được điều đó.
Cố gắng hết sức để sống chậm lại và trân trọng những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của con. Chẳng mấy chốc mà con sẽ là một thiếu niên bận rộn và sau đó bắt đầu vào đại học .
Ba mẹ hãy hít thở một cách chậm rãi và tận hưởng việc quan sát khi con mới biết đi hoặc tất cả những đứa con của mình đang cùng nhau làm việc để xây dựng một pháo đài thật lớn. Hãy nhắc nhở bản thân rằng gia đình không cần đi du lịch một nơi nào đó sang trọng hoặc mua đồ chơi đắt tiền cho con để tạo ra những ký ức tốt đẹp về gia đình. Một số kỉ niệm đẹp nhất của ba mẹ có thể xuất phát từ những việc hết sức bình thường như nấu bữa tối cùng nhau, cùng dọn lá cây trong vườn vào mùa thu, hoặc cùng đổ bánh xèo và chơi bài vào một đêm mưa mùa hè.
Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ muốn con mình ăn những thực phẩm lành mạnh và có thể ba mẹ đã cố gắng rất nhiều để cung cấp những lựa chọn bổ dưỡng cho con. Nhưng nếu con vẫn nôn ọe mỗi khi con cắn vào hạt đậu xanh, thì dù ba mẹ có cố gắng thế nào đi chăng nữa, có thể ba mẹ cũng sẽ không thể thay đổi sở thích ăn uống của con.
Thay vì ép con ăn những món mà con không thích, hãy cho con tiếp xúc với nhiều loại thức ăn có mùi vị và kết cấu khác nhau mà không cần yêu cầu con ăn bất cứ thứ gì, hãy đưa ra những lựa chọn bổ dưỡng mà ba mẹ biết con thích cùng với những lựa chọn con ít thích hơn hoặc ít quen thuộc hơn. Nếu con khăng khăng rằng con không thích một loại thức ăn nào đó, thì việc ép con ăn món đó là ba mẹ đang sắp đặt cho cả ba mẹ và con một cuộc chiến mà chẳng có ai chiến thắng.
Ba mẹ chỉ là một người bình thường, ba mẹ không thể may toàn bộ trang phục đội kịch trong lớp, không thể huấn luyện ba ngày một tuần cho đội thể thao của con và cũng không thể nướng 300 cái bánh để bán cho trường học trong hai ngày.
Ba mẹ chỉ nên giúp đỡ trong khả năng của mình thôi, và đừng cảm thấy mặc cảm tội lỗi. Hãy làm tình nguyện tại trường của con mỗi tháng một lần thay vì mỗi tuần. Hãy tham gia đội nhóm với phụ huynh khác trên trường con một lần một năm thay vì mỗi mùa cho tất cả các con của ba mẹ. Ba mẹ chỉ đơn giản là không thể nói có với tất cả mọi thứ và điều quan trọng là ba mẹ hãy đặt một số giới hạn về tần suất tham gia các hoạt động, trong khả năng có thể. Và cũng có một điều quan trọng nữa, sau khi lên kế hoạch xong, cho dù như thế nào thì ba mẹ cũng phải nỗ lực thực hiện chúng đầy đủ.
Các bậc cha mẹ đều nghĩ rằng con cái của mình thật tuyệt vời và muốn mọi người biết điều đó, nhưng hãy tránh để điều này đi quá đà nhé. Trên thực tế, khen ngợi thái quá có thể khiến trẻ phát triển xu hướng cho rằng mình là number 1. Khen ngợi những nỗ lực của con (mà con kiểm soát được) sẽ hiệu quả hơn là khen ngợi tài năng của con (mà con không có).
Mặc dù điều quan trọng là phải xây dựng lòng tự trọng của con, nhưng hãy tập trung vào việc khen ngợi một cách lành mạnh và hiệu quả.
Ba mẹ hãy ghi nhận sự chăm chỉ và nỗ lực của con hơn là khen về ngoại hình, trí thông minh hay khả năng thể thao của con. Nếu con nghĩ rằng giá trị của con gắn liền với những điều này, nó sẽ khó khăn hơn cho con khi bị cuốn theo những khó khăn và thay đổi.
Phải thú thật rằng máy tính bảng và trò chơi điện tử là những người giữ trẻ tuyệt vời. Dựa vào thời gian sử dụng máy tính bảng để ghi lại những khoảnh khắc rảnh rỗi không có con bên cạnh của chúng ta có lẽ cũng sẽ khá thú vị.
Tuy nhiên, ba mẹ đừng phụ thuộc vào đồ điện tử để giải trí cho con, hãy đặt giới hạn thời gian, tuân thủ giới hạn này và lên kế hoạch cho các hoạt động khác, như chơi cờ và làm đồ thủ công. Những điều này vẫn giúp ba mẹ có thời gian nghỉ ngơi mà không cần dựa vào đồ điện tử như một chiếc nạng.
Không có gì lạ khi các bậc cha mẹ luôn cố gắng để đảm bảo rằng con cái của mình không bao giờ thất bại. Trên thực tế, một số phụ huynh sẽ giải bài tập về nhà cho con mình hoặc thức đến tận nửa đêm để giúp con làm một dự án hội chợ khoa học.
Những bậc cha mẹ này thường được gọi là “cha mẹ máy cắt cỏ”, bởi vì những cha mẹ này cắt bỏ tất cả những gì trở ngại trên con đường của con mình. Nhưng thực sự, sẽ lành mạnh hơn nếu cho phép con trải qua những hậu quả tất yếu của những hành động hoặc lựa chọn của con.
Mặc dù thất bại là điều khó chịu và thậm chí có thể khiến ba mẹ thất vọng, nhưng hãy tin tưởng rằng nếu có cơ hội, con có thể sẽ tự đưa ra kế hoạch để khắc phục vấn đề. Quan trọng nhất là con có thể sẽ không muốn cảm thấy thất vọng vì điều gì đó một lần nữa, vì vậy con sẽ đảm bảo rằng con sẽ tiến thêm một bước nữa để trở thành những đứa trẻ có trách nhiệm.
Đôi khi ba mẹ sẽ nhớ lại rằng mình từng muốn trở thành một nghệ sĩ vĩ cầm, vận động viên quần vợt hoặc diễn viên đẳng cấp thế giới. Bây giờ ba mẹ đã có con và ba mẹ có thể cho con tham gia vào tất cả các hoạt động đó. Nhưng đôi khi sở thích của con không giống với sở thích của ba mẹ.
Nếu con thực sự yêu thích tất cả các hoạt động mà ba mẹ đã làm khi còn nhỏ, hãy tự xem mình là người có phúc. Nhưng nếu con không làm như thế – và rất có thể là con sẽ không – thì ba mẹ hãy sẵn sàng lùi lại để con tìm và theo đuổi đam mê của riêng mình. Mặc dù ba mẹ có thể có ước mơ huấn luyện đội bóng nhỏ của con mình, ba mẹ phải sẵn sàng từ bỏ ước mơ đó nếu con không có hứng thú với bóng chày.
Trẻ em không phải là người lớn bị mắc kẹt trong một cơ thể nhỏ bé. Các con là những đứa trẻ, học tập, phát triển, và cố gắng để hiểu được cảm xúc của mình nhiều hơn và nhiều hơn nữa mỗi ngày. Các con có suy nghĩ như những đứa trẻ và hành động cũng như những đứa trẻ. Hãy đối xử với con như là chính con, chứ không phải đối xử với con theo kiểu người lớn mà đôi khi chúng ta nhầm lẫn.
Cố gắng có những kỳ vọng thực tế, phù hợp với lứa tuổi đối với các hành động và hành vi của con. Các ba mẹ có thể sẽ cảm thấy đặc biệt hấp dẫn khi đối xử với con như người lớn khi con đến tuổi thiếu niên, nhưng con vẫn đang học hỏi và phát triển thêm rất nhiều ngay cả ở độ tuổi này. Thay vì cố gắng trở thành bạn ngang hàng của con, hãy tập trung vào việc trở thành ba mẹ gần gũi của con.
Các bậc cha mẹ một cách tự nhiên sẽ có xu hướng so sánh con cái của mình với “con nhà người ta”, nhưng điều đó là không công bằng. Việc so sánh có thể làm cho con cảm thấy tội lỗi vì đã không có những thành công tương tự như những người khác, và nó có thể gây tổn hại cho mối quan hệ của con với những người mà ba mẹ đang so sánh.
Ví dụ, khi ba mẹ so sánh giữa anh chị em với nhau có thể thúc đẩy sự ganh đua giữa anh chị em và thậm chí dẫn đến việc anh chị bắt nạt các em. Không ai muốn bị so sánh với bất kỳ ai khác, đặc biệt là những đứa trẻ vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem mình là ai.
Thay vào đó, ba mẹ hãy cố gắng tìm ra vẻ đẹp và sự độc đáo trong mỗi đứa con của mình mà không cần so sánh với bất kỳ ai khác. Khi ba mẹ cho con mình biết điều gì khiến con trở nên đặc biệt là ba mẹ đang giúp con xây dựng sự tự tin về bản thân.
(Hết phần cuối cùng. Mời ba mẹ đón đọc các phần trước với các lời khuyên từ 1 – 22).
(Tham khảo từ nguồn: www.verywellfamily.com).
.
.
Thông tin về Chương trình học, chính sách tài chính & đặt hẹn thăm trường
Cơ sở 1:
Trường MN Vườn Yêu Thương Montessori: 860/42/6 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P25, Quận Bình Thạnh, TpHCM
Tel:
Cơ sở 2:
2672/1B Quốc Lộ 1A, Khu phố 4, P. An Phú Đông, Q.12, TpHCM
Tel: