Giờ hoạt động

T2-T6: 7.00 AM – 5.00 PM
T7-CN: Trường nghỉ

Tương tác với nhà trường

menu
Close
Loading...

7 câu nói quen thuộc giáo viên Montessori khuyên dùng với trẻ

Giáo viên Montessori sử dụng ngôn ngữ được lựa chọn cẩn thận với mục đích khuyến khích sự tự tin và độc lập trong từng đứa trẻ. Vì thế, qua việc phân tích 7 câu nói chứa đựng đầy đủ nhất ý nghĩa và tinh thần giáo dục Montessori dưới đây sẽ giúp cho các ba mẹ hiểu vì sao ba mẹ nên dùng những câu nói này ở nhà với các con của mình.

Khó mà có thể tóm tắt phương pháp Montessori chỉ trong một vài từ ngắn ngủi — vì đó là một triết lý về giáo dục và phát triển trẻ em rất sâu sắc. Đó là một cách để giúp trẻ nhìn ra thế giới rộng lớn với đầy tình yêu thương. Nếu các ba mẹ đang muốn đi tìm một trong những cách dễ nhất để hình dung ý nghĩa của phương pháp giáo dục Montessori là gì thì hãy lắng nghe ngôn ngữ mà giáo viên Montessori sử dụng ở trường với các con nhé.

Giáo viên Montessori được đào tạo để sử dụng ngôn ngữ cho mục tiêu: tôn trọng đứa trẻ và cung cấp những kỳ vọng nhất quán. Các từ ngữ được lựa chọn cẩn thận để khuyến khích trẻ em trở thành những nhà tư duy phản biện theo lối tư duy độc lập, bởi chính sự thúc đẩy bên trong của từng của trẻ.

Dưới đây là 7 câu nói quen thuộc mà ba mẹ có thể nghe thấy trong bất kỳ lớp học Montessori nào. Và chúng tôi khuyến nghị ba mẹ hãy kết hợp chúng và áp dụng với các con khi ở nhà ba mẹ nhé.

1. “BA MẸ THẤY CON ĐÃ LÀM VIỆC CHĂM CHỈ.”

Tập trung vào quá trình hơn kết quả là nguyên tắc chính của Montessori. Chúng ta hãy tránh nói với các con là “làm tốt lắm” hoặc “tác phẩm của con đẹp lắm” mà thay vào đó hãy nhận xét về cách các con tập trung trong thời gian dài, hoặc cách các con viết rất cẩn thận và những điều này có thể sẽ giúp người khác đọc được dễ dàng như thế nào.

Khen ngợi sự chăm chỉ của con hơn là kết quả sẽ giúp con thấm nhuần một lối tư duy rằng ở đó con có thể cải thiện các kết quả mà con có thể làm được thông qua nỗ lực của chính mình.

Thay vì nói với con rằng “con là một cậu bé ngoan”, hãy nói với con rằng “mẹ đã thấy con đối xử tốt với em trai của mình vào ngày hôm qua khi con chia sẻ chiếc xe tải đồ chơi”. Điều này cho con thấy rằng ba mẹ thấy hành vi tốt của con, chứ không cần phải phán xét con nữa. Thay vì nói với con, “con thật là một nghệ sĩ giỏi”, hãy thử nói câu sau “ba mẹ thấy con tiếp tục làm việc trên bức tranh của mình cho đến khi con có được nó như cách con muốn.”

2. “CON NGHĨ GÌ VỀ CÔNG VIỆC CỦA MÌNH?”

Trong Montessori, đứa trẻ là giáo viên của chính mình. Các giáo viên ở đó như người hướng dẫn để chỉ cho con những bài học và hỗ trợ con, nhưng bản thân con luôn tự khám phá ra những điều mới thông qua môi trường và tài liệu được chuẩn bị kỹ lưỡng. Tự phân tích là một phần quan trọng trong khám phá đó.

Khi con hỏi ba mẹ rằng: “ba/mẹ có thích bức tranh của con không?” hãy thử hỏi con những câu hỏi thay vì chỉ nói rằng ba/mẹ rất thích bức tranh đó. Hãy hỏi con nghĩ gì về bức tranh, hỏi con đã chọn màu như thế nào, và phần nào trong bức tranh mà con thích nhất. Ba mẹ hãy giúp con tự đánh giá công việc của mình thay vì tìm kiếm sự chấp thuận từ cha mẹ.

3. “CON CÓ THỂ TÌM NÓ Ở ĐÂU?”

Tính độc lập là một giá trị quan trọng khác trong bất kỳ lớp học hoặc ngôi nhà Montessori nào. Mục tiêu của giáo viên là giúp các con làm những việc cho chính bản thân mình. Vì vậy, đôi khi để trả lời câu hỏi của con về một thứ gì đó ở đâu hoặc làm thế nào để làm điều gì đó sẽ dễ dàng hơn, nhưng các giáo viên thường trả lời các câu hỏi bằng một vài câu hỏi khác như “con có thể tìm kiếm thứ đó ở đâu?” hoặc “con có thể nhờ bạn nào đó giúp đỡ không?”

Một trường hợp thực tế hay gặp như khi con lạc mất giày của mình mà ba mẹ thấy nó ở gầm giường thì hãy cố gắng hỏi các câu hỏi mang mục tiêu hướng dẫn để con giải quyết, hơn là chỉ đơn giản đưa giày cho con “con ngồi ở đâu cởi giày?”, “con đã kiểm tra kĩ phòng của con chưa?”. Điều này tất nhiên là sẽ mất thêm một ít thời gian vào ban đầu, nhưng dần dần ba mẹ sẽ thấy nó xứng đáng, con sẽ có óc sáng kiến hơn và ít dựa dẫm vào ba mẹ hơn.

4. “CON MUỐN BA/MẸ GIÚP ĐỠ PHẦN NÀO?”

Trong một lớp học Montessori, các con sẽ phải chịu trách nhiệm về nhiều thứ, bao gồm cả việc chăm sóc môi trường của mình. Các con thường vô cùng tự hào về trách nhiệm này, dành thời gian cắm hoa để đặt trên bàn, tưới cây trong vườn, vui vẻ lau bàn học và chùi rửa cửa sổ.

Tuy nhiên, đôi khi làm một công việc từ đầu tới cuối sẽ quá sức với con. Trong những trường hợp này, các giáo viên sẽ hỏi con rằng cô có thể giúp đỡ con như thế nào. Các giáo viên sẽ không muốn đưa mình vào tình huống giúp con mọi việc, mà sẽ gửi thông điệp để con tự mình quyết định sẽ cần sự hỗ trợ như thế nào.

Ví dụ: nếu con đang mệt mỏi, nhưng cần cất các thanh Lego đi trước khi đi ngủ, thì việc cất toàn bộ quá nhiều thanh có thể làm con kiệt sức. Không nhất thiết phải chọn lựa rằng con cất toàn bộ hoặc ba mẹ cất toàn bộ đống Lego đó. Hãy thử “con muốn ba/mẹ cất giúp con màu nào?” hoặc “ba/mẹ sẽ cất các miếng màu vàng và con cất các miếng màu xanh nhé?” để cho con thấy rằng ba mẹ và con vẫn đồng hành cùng nhau.

5. “TRONG LỚP HỌC, CHÚNG TA…” (HOẶC Ở NHÀ— “TRONG NHÀ, CHÚNG TA…”)

Cụm từ nhỏ này được dùng để nhắc nhở các con về bất kỳ quy tắc nào trong lớp học và các hành vi được phép. Những lời nhắc nhở để giúp trẻ nhớ rằng tổ chức hay cộng đồng nào cũng có những quy tắc để tồn tại và làm việc cùng nhau. Nó sẽ khơi gợi sự hợp tác từ trẻ hơn thay vì những mệnh lệnh khô khan.

“Trong lớp học của chúng ta, chúng ta ngồi trong khi ăn” ít có khả năng kích động tranh giành quyền lực hơn là mệnh lệnh “ngồi xuống”.

Giống như tất cả chúng ta, các con cũng muốn trở thành một phần của cộng đồng, và chúng ta chỉ đơn giản là nhắc nhở con về cách hoạt động của cộng đồng.

Nếu ba mẹ có quy tắc về việc đi bộ trong nhà, thay vì “đừng chạy”, hãy thử nói “chúng ta đi bộ trong nhà” và xem liệu ba mẹ có nhận được ít “bắt bẻ” từ con hơn không nhé.

6. “ĐỪNG LÀM PHIỀN CON, KHI CON ĐANG RẤT TẬP TRUNG.”

Bảo vệ sự tập trung của các con là một nền tảng cơ bản của triết lý Montessori. Các lớp học Montessori cố gắng giành cho các con thời gian học tập không bị gián đoạn, thường là ba giờ. Điều này cho phép con phát triển khả năng tập trung sâu sắc mà không bị quấy rầy bởi vì lịch trình làm việc sẽ cho con biết khi nào đến lúc chuyển sang học một thứ khác.

Khi con đang làm một việc gì tốt sẽ khiến ba mẹ muốn mở lời khen ngợi con, nhưng đôi khi chỉ cần giao tiếp bằng mắt cũng đủ làm con mất tập trung. Lần tới khi ba mẹ đi bên cạnh con trong khi con tập trung vào việc vẽ một bức tranh hoặc lắp ghép một tòa tháp, hãy thử chỉ đi ngang qua thôi chứ đừng nói với con nó tuyệt vời như thế nào. Ba mẹ có thể ghi nhớ và nói với con sau đó rằng ba mẹ nhận thấy con rất siêng năng chăm chỉ và sáng tạo.

7. “HÃY DÕI THEO CON.”

Điều cuối cùng này cũng rất quan trọng, đây là điều mà các giáo viên Montessori nói với nhau và với cha mẹ chứ không phải là nói với con. Chúng ta thường nhắc nhau “hãy dõi theo con”, tin tưởng rằng mỗi đứa trẻ đều có các lịch trình phát triển bản thân một cách riêng biệt, rằng con đang làm điều gì đó đều có lý do.

Điều này nhắc nhở chúng ta tìm kiếm những lý do đằng sau hành vi. Nó nhắc nhở chúng ta rằng không phải tất cả trẻ em đều sẽ biết đi khi lên một hoặc đọc sách khi lên bốn tuổi – chúng ta không nên quá nặng nề về những cột mốc mà đáng ra trẻ phải làm được.

Dõi theo con có nghĩa là hãy nhớ rằng mỗi đứa trẻ là duy nhất và có những nhu cầu, niềm đam mê và năng khiếu của riêng mình, các con cần được dạy dỗ và hướng dẫn cho phù hợp.

Nếu ba mẹ không thể khiến con mình hứng thú với việc đọc sách, hãy thử xem con thích gì — nếu con thích cái gì đó ngớ ngẩn, thì có thể một cuốn sách về các câu chuyện bông đùa là thứ khiến con hứng thú chứ không phải cuốn sách kinh điển dành cho trẻ em mà ba mẹ từng nghĩ đến. Việc nhớ “dõi theo con” có thể giúp ba mẹ nhìn con theo cách khác, để có thể dễ dàng nhận ra & chấp nhận những nét tính cách riêng biệt của con, cũng như cùng làm việc với con thay vì chống lại con.

Một trong những điều tuyệt vời về phương pháp giáo dục Montessori là nó không chỉ là một loại hình giáo dục thông thường — nó là một con đường về cách nhìn và cách ở bên trẻ. Và hơn thế nữa, ngay cả khi con không đến trường Montessori, ba mẹ vẫn có thể dễ dàng mang những ý tưởng này áp dụng trong nhà, quan sát sự phát triển độc lập và tập trung của con mình ba mẹ nhé.

(Tham khảo từ nguồn: www.mother.ly).

Chia sẻ:
  • Chia sẻ qua viber bài: 7 câu nói quen thuộc giáo viên Montessori khuyên dùng với trẻ
  • Chia sẻ qua reddit bài:7 câu nói quen thuộc giáo viên Montessori khuyên dùng với trẻ

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN NGAY

Thông tin về Chương trình học, chính sách tài chính & đặt hẹn thăm trường

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tuyển sinh Cơ sở 1 - P25 Bình Thạnh

TUYỂN SINH BÉ TỪ 18 THÁNG – 4 TUỔI NHẬP HỌC TỪ THÁNG 08/2023 cho Cơ sở 1 tại phường 25, Quận Bình Thạnh. VƯỜN YÊU THƯƠNG MONTESSORI KHÔNG CHỈ LÀ MỘT TRƯỜNG HỌC, MÀ ĐÂY CHÍNH LÀ NƠI MÀ SẼ: GIÚP CON TRẺ TỰ...
Xem thêm

Tuyển sinh Cơ sở 2 - An Phú Đông Q12

TUYỂN SINH BÉ TỪ 18 THÁNG – 5 TUỔI NHẬP HỌC TỪ THÁNG 03/2022 cho Cơ sở 2 tại phường An Phú Đông, Quận 12. VƯỜN YÊU THƯƠNG MONTESSORI KHÔNG CHỈ LÀ MỘT TRƯỜNG HỌC, MÀ ĐÂY CHÍNH LÀ NƠI MÀ SẼ: GIÚP CON TRẺ TỰ...
Xem thêm

Bạn thân (Chuyên mục: Đọc truyện cùng bé)

BẠN THÂN (CHUYÊN MỤC: ĐỌC TRUYỆN CÙNG BÉ) Lớp An có một học sinh mới chuyển đến. Bạn ấy tên là Mai. Nhưng Mai không được các bạn thích vì người bạn ấy luôn tỏa ra mùi hôi. Hôm nay, trong giờ ăn trưa, Mai ...                    
Xem thêm

Xin đừng khép cửa (Chuyên mục: Đọc truyện cùng bé)

XIN ĐỪNG KHÉP CỬA (CHUYÊN MỤC: ĐỌC TRUYỆN CÙNG BÉ) Có một cô gái, do gặp một số biến cố buồn đau trong gia đình nên cô nên cô đã sống với một khuôn mặt cứng đờ, hầu như vô cảm. Một hôm đang lái ...                    
Xem thêm